Cuối giai đoạn có khả năng đi lại

Cuối giai đoạn có khả năng đi lại:
Ở cuối giai đoạn có khả năng đi lại, trẻ càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đi lại, khó leo cầu thang và đứng dậy.


Việc học và hành vi:
Trẻ cần được các chuyên gia y tế tiếp tục hỗ trợ để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc học hành và hành vi ứng xử, đồng thời cũng cần sự hỗ trợ đặc biệt để đưa ra các chiến lược đối phó với tình trạng mất khả năng đi lại (xem mục Quản lý Tâm lý xã hội).


Vật lý trị liệu:
Các can thiệp phục hồi chức năng sẽ tiếp tục tập trung vào khả năng vận động và hoạt động độc lập (xem mục Phục hồi chức năng). Nếu vật lỳ trị liệu không giúp cải thiện được tình trạng cứng khớp, cần nhờ đến các chuên gia về chỉnh hình đánh giá và đưa ra lời khuyên. Trẻ cần được ngồi xe lăn có ghế ngồi đỡ lưng thoải mái để hỗ trợ vận động độc lập.


Steroid:
Giai đoạn này trẻ cần điều trị steroid liên tục, và đặc biệt lu ý đến phác đồ và liều dùng (xem mục Quản lý thần kinh cơ) cũng như tác dụng phụ.
Trẻ cần được đánh giá cơ lực và chức năng cơ mỗi năm hai lần. Nên thường xuyên kiểm soát trọng lượng cơ thể, nếu trẻ thừa cân hoặc thiếu cân thì cần can thiệp thích hợp nếu có bất thường (xem mục Quản lý đường tiêu hóa).

Tim và cơ hô hấp
Trong giai đoạn này, vẫn có nguy cơ rối loạn về mặt hô hấp và tim mạch (xem mục Quản lý Hô hấp và mục Quản lý Tim). Cho dù rủi ro thấp, nhưng vẫn cần đánh giá liên tục đối với tim và cơ hô hấp. Sau 10 tuổi, trẻ cần được định kỳ hàng năm làm điện tâm đồ và những xét nghiệm cần thiết khác. Nếu có gì bất thường các bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp.

Information based on consensus statement (published in January 2010)