Chăm sóc động tác nuốt

  • Vào các giai đoạn cuối, các cơ vùng họng yếu dần, điều này gây trở ngại động tác nuốt và tạo thêm khó khăn về dinh dưỡng. Tình trạng trên diễn biến từ từ, nên rất khó phát hiện. Cần khám bệnh nhân kỹ càng và chụp quang tuyến X khi các chaú sặc, hay khó nuốt (vướng thức ăn ớ cổ họng). Các dấu hiệu nghi ngờ: sụt cân hơn 10%, cháu chậm lên cân trong giai đoạn tăng trưởng, ăn chậm ( bưã ăn kéo dài trên 30 phút), hay bị mệt, chảy nước bọt, ho, ngẹn sau khi ăn.
  • Cần đánh gíá động tác nuốt khi bệnh nhân LDCD có các tình trạng sau: Viêm phổi hít, suy gỉảm chức năng phổi không giải thích được, sốt không rõ nguyên nhân.
  • Khi bệnh nhân LDCD khó nuốt: cần chuyên gia trị liệu lời noí ngôn ngữ lên kế hoạch cụ thế và phù hợp cho bệnh nhân LDCD. Mục đích cuả kế hoạch là duy trì chức năng nuốt.
  • Nên đặt ống thông dạ dầy khi dinh dưỡng bằng miệng không cung cấp đủ dinh dưỡng hay dịch. Cần nhắc kỹ càng lơị hại cuả phẫu thuật đặt ống thông dạ dầy. Có thể dùng nội soi hay phẫu thuậ́t để mở dạ dầy qua da. Cần chú trọng đến vấn đề gây mê, sở thích gia đình và cá nhân. Đặt ống thông dạ dầy đúng thời điểm làm gỉảm lo âu về nhu cầu ăn uống. Nếu các cơ nuốt còn hoạt động, ống thông dạ dầy vẫn cho phép bếnh nhân LDCD ăn các moń ăn mà bệnh nhân thích-các cháu không còn phụ thuộc vào bữa ăn để có đủ dinh dưỡng mà vẫn thưởng thức được các thức ăn ngon miệng.

Information based on consensus statement (published in January 2010)