Cuối giai đoạn không có khả năng đi lại

Cuối giai đoạn không có khả năng đi lại, chức năng chi trên bị suy giảm, trẻ khó giữ vững tư thế, và biến chứng dễ xảy ra hơn.

Vật lý trị liệu

Bạn cần trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu xem nên có những dụng cụ nào để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ độc lập và tham gia vào các hoạt động. Bạn cũng có thể phải điều chỉnh các dụng cụ hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của trẻ như ăn uống, đi vệ sinh và lên giường, xuống giường, xoay trở trong giường.

Steroid

Nên trao đổi với nhóm chuyên gia điều trị về các quyết định liên quan đến phác đồ điều trị steroid, dinh dưỡng, và quản lý cân nặng của trẻ.

Tim và cơ hô hấp

Nên theo dõi chức năng tim phổi mỗi năm hai lần. Thông thường giai đoạn này trẻ thường cần đánh giá và can thiệp tăng cường.

Nhiều thanh niên trẻ mắc bệnb LDCD vẫn sống tốt cuộc sống của người trưởng thành. Quan trọng là cần chủ động lập kế hoạch để sống độc lập, cho dù cần sự hỗ trợ, để đón nhận mọi cơ hội và thách thức.

Các mục tiếp theo sẽ hướng dẫn về mười khía cạnh khác nhau trong việc chăm sóc bệnh LDCD, như được mô tả trong Hình 1.

Information based on consensus statement (published in January 2010)