Kiểm soát sự giãn cơ và co rút khớp

    • Nhà vật lý trị liệu là đầu mối liên lác trong xử trí bị co rút khớp. Tốt nhất là chuyên gia vật lý trị liệu tại địa phương báo cáo cho chuyên gia vật lý đầu ngành mỗi 4 tháng một lần. Mỗi tuần nên kéo giãn ít nhất 4-6 lần và phải trở thành thường quy hàng ngày.
    • Cần có những kỹ thuật hiệu quả để đối ứng với sự co rút, như kéo giãn, nẹp và các dụng cụ hỗ trợ đứng thẳng - chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn.
    • Nên thường xuyên kéo giãn ở cổ chân, đầu gối và hông. Sau đó, sẽ cần phải thường xuyên kéo giãn tay, đặc biệt là ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, vai. Một số vùng khác cuả cơ thể có thể được chỉ định kéo giẫn khi thăm kh́m cụ thể.
    • Nẹp bàn chân-cổ chân (ban đêm) giảm co cứng ở cổ chân. Nẹp này cần phải đo kích thước trước khi gia công chứ không thể sản xuất đại trà. Khi mất khả năng đi lại, có thể dùng nẹp ban ngày. Không nên sử dụng nẹp ban ngày khi trẻ vẫn còn có khả năng đi đứng được.
    • Nẹp dài (qua gối-cổ chân-bàn chân) dùng khi đi đứng khó khăn hoặc không còn đi đứng được. Nẹp này giúp giảm cứng khớp, kéo dài thời gian đi đứng và làm chậm tiến triễn của vẹo cột sống.
    • Tập đứng (bằng khung tập đứng hoặc xe lăn điện có lưng dựng đứng được) khi không đi lại được.
    • Nẹp tay có thanh đỡ thích hợp với những người có khớp gập dài ngón bị cứng.
    • Trong một số trường hợp có thể tiến hành phẫu thuật để kéo dài thời gian đi lại được. Tuy nhiên, chỉ được áp dụng phương pháp này với một số cá nhân đáp ứng một số điều kiện nhất định. Tài liệu chính thức sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin về các phương án chọn lựa.

    Information based on consensus statement (published in January 2010)