Tác dụng phụ của steroid: biện pháp theo dõi và can thiệp nên dùng

Sau đây là bản liệt kê một số tác dụng phụ lâu dài thường gặp khi dùng steroid liều cao ở trẻ em đang lớn. Nên nhớ rằng mỗi cá thể khác nhau sẽ phản ứng với steroid khác nhau. Chìa khóa để quản lý steroid thành công là biết phòng ngừa và giảm thiểu tác dụng phụ, nếu có thể. Cần giảm liều steroid khi tác dụng phụ khó kiểm soát hoặc dung nạp được. Nếu không thành công, cần chọn giảm liều thêm nữa hoặc lưa phác đồ thay thế khác trước khi quyết định ngưng hẳn steroid.

  • Tác dụng phụ của steroid
  • Bàn luận và theo dõi nên dùng
  • Các điểm để bạn suy nghĩ và bàn vói bác sĩ
  • Tổng quát và thẩm mỹ
    Tăng cân
    Béo phì
  • Nên tư vấn dinh dưỡng cho các gia đình trước khi bắt đầu điều trị bằng steroid. Các gia đình cần được cảnh báo là steroid tăng sự thèm ăn.
  • Toàn thể gia đình cần ăn uống điều độ để tránh tăng cân quá mức, và cần được hướng dẫn về chế độ ăn và dinh dưỡng.
  • Mặt tròn như mặt trăng
  • Mặt sẽ dần tròn hơn theo thời gian.
  • Theo dõi cẩn thận chế độ dinh dưỡng và hạn chế đường , muối có thể làm giảm các tính chất của mặt trăng tròn.
  • Rậm lông
  • Khám lâm sàng.
  • Tình trạng này thường không nghiêm trọng đến mức phải thay đổi phác đồ điều trị thuốc.
  • Mụn trứng cá, nấm da, mụn cóc
  • Thường rõ rệt hơn ở tuổi dậy thì.
  • Sử dụng các biện pháp điều trị chuyên biệt (thuốc thoa ngoài da), không vội thay đổi phác đồ điều trị steroid trừ khi ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc.
  • Chậm lớn
  • Theo dõi chiều cao ít nhất 6 tháng một lần (chiều cao thường bị hạn chế ở người mắc bệnh LDCD, kể cả khi không điều trị bằng steroid).
  • Tìm hiểu xem con trai bạn có lo ngại về tình trạng thấp bé của bản thân hay không. Nếu có, bạn nên trao đổi với bác sĩ xem có cần cho trẻ khám nội tiết không.
  • Dậy thì muộn
  • Theo dõi sự phát triển. Xác định xem gia đình có tiền sử liên quan đến dậy thì muộn hay không.
  • Khuyến khích con bạn thảo luận về dậy thì. Tìm hiểu xem con trai bạn có lo ngại gì về tình trạng dậy thì muộn hay không. Nếu có, bạn nên trao đổi với bác sĩ xem con bạn có cần khám nội tiết hay không.
  • Thay đổi hành vi
    (còn nhiều thông tin về hành vi)
  • Xác định khởi điểm cảm xúc, tính tình và mức độ rối loạn tăng động giảm chú ý. Nên nhớ rằng các biểu hiện này thường tạm thời xấu đi trong vòng 6 tuần đầu khi mới điều trị steroid.
  • Tìm hiểu xem có nên điều trị các rối loạn hành vi này trước khi điều trị steroid hay không, ví dụ như tư vấn tâm lý hay điều trị thuốc đối với tình trạng tăng động giảm chú ý.
    Có thể chuyển giờ dùng thuốc steroid vào giờ muộn hơn trong ngày - trao đổi điều này với bác sĩ và bác sĩ có thể giới thiệu trẻ với chuyên gia về sức khỏe hành vi.
  • Suy gỉảm hệ miễn dịch/ức chế tuyến thượng thận
  • Cần lưu ý đến nguy cơ bị nhiễm trùng nặng và nên điều trị ngay những nhiễm trùng nhẹ.
    Thông báo cho tất cả nhân viên y tế là trẻ sử dụng steroid và mang theo thẻ thông báo tình trạng dùng thuốc.
    Không được ngưng steroid một cách đột ngột.
    Những bệnh nhân đang dùng steroid mạn tính không được quên liều quá 24 giờ, đặc biệt là khi không khỏe.
  • Tiêm phòng thủy đậu trước khi bắt đầu điều trị steroid; nếu chưa tiêm phòng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có tiếp xúc với người bị thủy đậu.
    Nếu sống trong vùng dịch tể của bệnh lao, cần có một chế độ giám sát chuyên biệt.
    Trao đổi với bác sĩ cách đối phó với tình huống gián đoạn steroid, như thay thế bằng prednisone khi tạm thời không có deflazacort, hoặc cần steroid tiêm tĩnh mạch khi đau ốm hoặc nhịn đói.
    Trao đỗi về việc sử dụng methylprednisolone tiêm tĩnh mạch "liều chốn stress" trong trường hợp phẫu thuật hay bệnh nặng.
    Dùng steroid tiêm tĩnh mạch nếu nhịn đói.
  • Tăng huyết áp
  • Theo dõi huyết áp mỗi lần khám bệnh. Nếu huyết áp tăng, bước đầu tiên là giảm ăn mặn và giảm cân.

  • Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế ACE hoặc thuốc chẹn beta.
  • Rối loạn dung nạp đường
  • Thử đường trong nước tiểu bằng que nhúng mỗi lần khám.
    Nên lưu tâm khi trẻ đi tiểu nhiều lần và thường xuyên khát nước.
  • Nên đo lượng đường trong máu nếu phát hiện đường trong nước tiểu.
  • Viêm dạ dày/Trào ngược dạ dày thực quản
  • Tiềm kiếm những triệu chứng của trào ngược.
  • Tránh thuốc kháng viêm không steroid như là aspirin, ibuprofen, naproxen.
    Có thể dùng thuốc và trung hòa a-xít khi có triệu chứng.
  • Loét dạ dày tá-tràng
  • Báo cáo các triệu chứng đau bụng vùng trên giữa vì đây có thể là dấu hiệu niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
    Xét nghiẹm phân xem có máu không nếu óc tiền sử thiếu máu hoặc tiền sử tương tự.
  • Tránh dùng các thuốc chống viêm khôn steroid, như là aspirin, ibuprofen naproxen.
    Dùng thuốc và trung hòa a-xít khi có triệu chứng.
    Tham khảo ý kiến chuyên gia tiêu hóa.
  • Đục thủy tinh thể
  • Khám mắt mỗi năm.
  • Cân nhắc thay thế deflazacort bằng prednisone nếu đục thủy tinh thể tiến triển làm ảnh hưởng tới thị lực.
    Tham khảo ý kiến chuyên gia về mắt.
  • Chỉ điều trị đục thủy tinh thể khi thị lực bị giảm.
  • Loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương
  • Tìm hiểu tiền sử gãy xương.
    Xét nghiệm mật độ xương mỗi năm.
    Đo lượng vitamin D trong máu mỗi năm và bổ sung vitamin D3 nếu lượng vitamin D thấp.
    Chuyên viên dinh dưỡng đánh giá mức lấy vào can-xi và vitamin D từ thức ăn.
  • Có thể bổ sung thêm vitamin D nếu liều trong máu thấp. Xét nghiệm lại sau 3 tháng điều trị.
    Tập tạ mang lại lợi ích.
    Đảm bảo đủ can-xi trong thức ăn, và nếu không đủ có thể uống thêm can-xi bổ sung.
  • Myoglobin trong nước tiểu
    (Nước tiểu có màu giống như coca-cola, do chứa cá phần tử thoái hóa của protein trong cơ. Cần tới bệnh viện để làm xét nghiệm)
  • Lưu ý khi nước tiểu có màu khác lạ sau khi vận động - xét nghiệm nước tiểu.
  • Tránh vận động quá sức và các bài tập khác lạ, như chạy xuống dốc hoặc nhảy tung trên bạt lò xo.
    Uống đủ nước.
    Kiểm tra chức năng thận nếu tình trạng này tiếp diễn.

Information based on consensus statement (published in January 2010)