Người mắc bệnh LDCD có thể gặp nhiều trở ngại trong khía cạnh tâm lý-xã hội, ví dụ như các vấn đề về hành vi và việc học. Hoạt động chăm sóc y tế sẽ không toàn vẹn nếu như không quan tâm đến khía cạnh tâm lý-xã hội. Khó khăn về chức năng xã hội có thể do những thách thức cụ thể về những kỹ năng đặc biệt nhu hòa nhập, đánh giá tình huống, đưa ra các nhận định. Những tác động của bệnh LDCD (ví dụ giới hạn về vận động) có thể gây ra sự cô lập xã hội, ngại hòa nhập, và khó tham gia các hoạt động xã hội. Đối với nhiều phụ huynh, căng thẳng do vấn đề tâm lý-xã hội của con cái và những khó khăn để những vấn đề tâm lý-xã hội này được nhìn nhận và chữ trị đúng mức còn nhiều hơn căng thẳng liên quan đến các vấn đề thể chất của bệnh.
Nếu bạn nghĩ con mình lo lắng về tình trạng bệnh tật của bản thân thì sự cởi mở và lòng nhiệt tình trả lời những câu hỏi của con bạn sẽ giúp nhiều trong việc ngăn chặn các rắc rối về sau. Trẻ em trai bị bệnh LDCD thường hiểu về bệnh của mình nhiều hơn là cha mẹ nghĩ. Nên trả lời các câu hỏi một cách cởi mở, nhưng phải phù hợp với độ tuổi và chỉ trả lời những gì trẻ hỏi mà thôi. Điều này không dễ thực hiện, nhưng các nhân viên y tế cũng như các nhóm hỗ trợ bệnh nhân, có thể giúp bạn và hướng dẫn bạn về những gì mà những gia đình khác đã thực hiện thành công.
Không phải trẻ nào mắc bệnh LDCD cũng có vấn đề về tâm lý-xã hội, nhưng gia đình cần lưu ý các hiện tượng sau đây:
Chăm sóc tâm lý-xã hội cần nhấn mạnh tới các biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm vì cách này sẽ cho những kết quả tốt nhất. Nói chung, các vấn đề tâm lý-xã hội cần được điều trị bằng các can thiệp thực chứng và hiệu quả như được dùng trong dân chúng nói chung. Điều đó có nghĩa là bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ nếu bạn thấy có vấn đề trong lãnh vực này.
Information based on consensus statement (published in January 2010)